BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHIỆP &XD
Số: 78/KH-TCĐCN&XD
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Uông Bí, ngày 13 tháng 3 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
Tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Thực hiện quyết định số 1929/QĐ-BCT ngày 04 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công Thương về ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng ban hành Kế tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức, người lao động đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) với các nội dungnhư sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của cán bộ, viên chức, người lao động trong việc góp ý vào nội dung dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi);
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm của cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường đối với việc sửa đổi và thi hành Bộ luật Dân sự.
2. Yêu cầu
Việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức, người lao động về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức, người lao động với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện để cán bộ, viên chức, người lao động góp ý vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Việc tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức, người lao động phải được tiến hành rộng rãi, khoa học, công khai, đảm bảo tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.
- Ý kiến đóng góp của cán bộ, viên chức, người lao động phải được tổng hợp đầy đủ, chính xác và nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
- Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc lấy ý kiến cán bộ, viên chức, người lao động.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC, THỜI GIAN LẤY Ý KIẾN
1. Nội dung lấy ý kiến
Lấy ý kiến về toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Trong đó, tập trung vào 10 vấn đề trọng tâm: Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự; quyền nhân thân; Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức; Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu; Hình thức sở hữu; Thời điểm xác lập quyền sở hữu và các vật quyền khác; Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi; Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản và thời hiệu (có Phụ lục đính kèm).
2. Hình thức tổ chức lấy ý kiến
- Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được đăng tải toàn văn trên Báo Nhân dân, Trang thông tin điện tử của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, website của nhà trường,… các đơn vị in nội dung Dự thảo Bộ luật dân sự để phổ biến cho đơn vị mình.
- Các hình thức tổ chức lấy ý kiến: Tùy theo điều kiện của đơn vị có thể tổ chức lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, hội nghị, họp giao ban công tác, họp chi bộ,… hoặc các hình thức phù hợp khác.
3. Thời gian lấy ý kiến
Tổ chức lấy ý kiến từ ngày 15/3 đến hết ngày 23/3/2015.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng CT HSSV
- Phối hợp với Ban Pháp chế làm đầu mối, tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi);
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến của các đơn vị trong nhà trường;
- Tổng hợp ý kiến, xây dựng báo cáo để báo cáo Vụ Pháp chế - Bộ Công thương trước ngày 25/3/2015.
2. Các Phòng/Khoa/TT
- Căn cứ vào kế hoạch và tình hình thực tế của đơn vị để tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức, người lao động về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
- Xây dựng báo cáo gửi về Phòng CT HSSV trước ngày 23/3/2015 (lưu ý: gửi cả bản giấy và tập tin điện tử, tập tin điện tử gửi qua hộp thư điện tử của Phòng CT HSSV).
Trên đây là kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) của nhà trường, Hiệu trưởng yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Nơi nhận:
- Ban giám hiệu (Báo cáo);
- Các đơn vị;
- Các tổ chức đoàn thể;
- Lưu Phòng CT HSSV, VP.
|
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
TS. Lương Văn Tiến
|